Hãy nhớ rằng, chỉ cần một gã điên khùng cũng đủ làm khổ cả thế giới. Một tổng thống ngu ngốc cũng đủ gây ra thế chiến, thí dụ vậy. Có những người tâm thức thấp, nhưng họ có phước báu lên cầm quyền. Hoặc vì chủng tộc của quốc gia đó đã xấu từ trước tới nay để tổng thống hoặc vua gọi là ngu ngốc mới được phép lên. Đó cũng là vấn đề nghiệp chướng. Hiểu không? Vua hoặc tổng thống tự họ không thể gây tàn phá, trừ phi cả quốc gia đó đã và đang làm những việc xấu.
Rồi bây giờ, 20% tâm thức được chứa trong một người cũng như trong một cục đá. Cùng mức độ đó, nhưng trong con người thì nó quý báu hơn. Cho dù chứa cùng một mức độ tâm thức, nhưng con người luôn luôn tốt hơn. Tôi cũng ghi lời giải thích ở đây, nhưng ngắn quá, nên tôi phải diễn giải trước. Tôi viết ngắn gọn, đơn giản. Giống như quý vị có cùng một luồng điện, nhưng gắn vào hai đồ vật khác nhau. Như, gắn vào cây đàn Yamaha, thì trở thành dương cầm hay đẹp, và giá bán của nó sẽ khác với khi mình gắn cùng dòng điện vào cái cột hoặc cái đèn nhỏ hoặc gì khác. Giá cả sẽ khác, thấy không? Vì luồng điện đó khi gắn vào một người, thì vô giá hơn, quý giá hơn. Tương tự như thế. Đó là lời giải thích. Có lý ha!
Chao ôi! Tôi viết cái gì vầy nè! “Cho nên, khác nhau là ở cái vỏ bên ngoài. Nhưng giữa đá và người là một bước tiến khá xa trên con đường tiến hóa”. Tôi ghi như vậy ở đây. Có viết đàng hoàng! Sao tôi lại gạch hết thế này? Ồ, dù sao cũng nói với quý vị rồi. Ồ, có nói như là: người-thân-động vật và cây cối có thể nhảy vọt lên làm người, nhưng đá thì không thể. Đá không có đặc ân này. Cho nên, từ đá, phải tiến hóa thành cây trước, và rồi thành người-thân-động vật. Và từ cây thì có thể nhảy vọt lên được.
“Tâm thức trong khoáng chất hoặc đá sỏi, v.v. sẽ trở lại nơi nó xuất phát, để tái sinh, chứ không tiến hóa thẳng lên các loài cao đẳng hơn. Khi đá tan rã vì những sự kiện thiên nhiên – như gió, nước, v.v. – có thể qua nhiều ức kiếp. Một số tâm thức cần phải làm kiếp đá, kiếp người-thân-động vật và kiếp cây cỏ…”
Chịu thua, không đọc được chữ của mình. Đây không phải trọn vẹn câu chuyện, mỗi lúc chỉ có một đoạn, một chủ đề. Tôi viết vào những ngày khác nhau. Người từ Cảnh giới Thứ Tư có thể lên thăm Cảnh giới Thứ Năm, nhưng không ở lại được. Người Cảnh giới Thứ Năm có thể thăm Cảnh giới Thứ Tư và ở lại được.
“Trông giống thiên nhân…” ngay cả về thể xác, gần hơn với Thiên Đàng. Người nào có hình dáng gần giống như Thiên nhân thì phẩm chất của họ gần Thiên Đàng hơn”. Đừng hãnh diện về điều này. Không phải cùng giống dân là giống nhau đâu. Thí dụ như, có một số người châu Âu ở Đẳng cấp Thứ Năm. Ngay bây giờ cũng có một số người châu Phi ở Đẳng cấp Thứ Năm. Hiểu không? Dĩ nhiên là có những ngoại lệ trong bất kỳ chủng tộc nào. Chúa Giê-su là người Ai Cập hay là Do Thái? (Aramäisch [Aramaic].) Đó là gì? (Dạ Trung Đông.) “Aramäisch!” Trời ơi… quý vị làm tôi giật mình. Thí dụ thôi. Và Đạo Sư Nanak là người Ấn Độ, Đức Phật là người Ấn Độ, Lão Tử là người châu Á. Trang Tử là người châu Á. Khổng Tử là người châu Á, v.v., v.v... Hiểu ý tôi không? (Sư Phụ Thanh Hải.) Sư Phụ Thanh Hải là người châu Á! Chỉ bên ngoài trông giống thôi nha. Chỉ có phàm thân trông giống như thế, đó là điều duy nhất. Rồi, bây giờ, đó là vậy đó.
Người Ấn Độ, họ khao khát hơn, dễ tiếp thu giáo lý hơn. Cho nên mới có nhiều Minh Sư Ấn Độ. Thật ra, khi đời sống dễ chịu, mình không muốn tìm kiếm gì hết, đúng không? Mình thấy ổn rồi, nghĩ rằng mình đang ở Thiên Đàng tại thế rồi. Cũng vậy, như người châu Úc, hoặc những chủng tộc châu Á khác, hoặc người châu Phi da đen, thí dụ vậy, họ chịu khổ quá nhiều, cho nên cũng khó cho họ đặt hết tâm trí vào việc tin nơi Thượng Đế. Họ quá bận tranh đấu sống còn, “quá bận lo chuyện sống còn, khó nhớ đến Thượng Đế”.
Không biết sao tôi tìm ra mấy thứ này. Tôi viết xuống đã nhiều năm trước, lâu lắm rồi, trước khi tôi tới đây. Thậm chí tôi cũng không nhớ, khó mà đọc được. Thậm chí không nhớ là mình đã khám phá ra! Không nhớ mình viết cái gì ở đây. Hôm qua tìm thấy một số, tôi nghĩ có lẽ chia sẻ với quý vị.
Đây chỉ là nói chung. Tôi thấy nhiều người châu Âu đi gây chiến với nhau, giết nhau, cướp bóc người khác, trong khi người châu Phi không hề làm vậy. Quý vị có thấy người châu Phi đi trộm cướp người châu Âu, hay là đi dội bom họ không? Không hả? Không! Mà ngược lại. Do đó, đây chỉ là nói chung thôi. Hãy nhớ rằng, chỉ cần một gã điên khùng cũng đủ làm khổ cả thế giới. Một tổng thống ngu ngốc cũng đủ gây ra thế chiến, thí dụ vậy. Có những người tâm thức thấp, nhưng họ có phước báu lên cầm quyền. Hoặc vì chủng tộc của quốc gia đó đã xấu từ trước tới nay để tổng thống hoặc vua gọi là ngu ngốc mới được phép lên. Đó cũng là vấn đề nghiệp chướng. Hiểu không? Vua hoặc tổng thống tự họ không thể gây tàn phá, trừ phi cả quốc gia đó đã và đang làm những việc xấu. Capisce (hiểu) ý tôi chứ? (Dạ hiểu.)
Sao tôi thương người châu Phi quá vậy? Thương màu da của họ. Có lẽ tôi thích ăn sô-cô-la. Tôi nghĩ họ rất ngọt ngào, phải không? Họ rất khiêm nhường, rất dễ thương. Và người-thân-khỉ đột cũng rất tuyệt! Họ không làm hại ai. Họ to con, nhưng rất hiền hòa. Quý vị có xem phim của bà Jane Goodall không? Ồ, họ rất hiền, hiền hòa lắm. Một khi họ biết mình rồi, thì cứ như người trong nhà vậy – họ sẽ ôm mình, hôn mình, cho mình chuối. Ờ, có những chuyện rất, rất cảm động.
Cây cối không có nhiều tâm thức, người-thân-động vật có nhiều tâm thức hơn, loài người có nhiều tâm thức hơn, và mỗi người-thân-động vật cũng tùy theo mà có tâm thức khác nhau.
“Ba đẳng cấp đầu tiên của loài người… dù họ trong hình dáng con người, tâm thức của họ ngang với Thiên nhân ở Cảnh giới A-tu-la hoặc Nhân quả”. Đôi khi 60% hoặc 70% tâm thức. Đây là những Thiên nhân. Tại sao 60%? Nghĩa là 40% kia là vật chất, vật chất hoặc đầu óc thô thiển, không phải tâm thức thuần túy. Bởi vậy mới 60%. “Cho nên, dù họ ở trong hình dáng con người, tâm thức của họ ít nhiều ngang với tâm thức của Thiên nhân ở cảnh giới A-tu-la hoặc Nhân quả”, Cảnh giới Thứ Hai. “Mà đúng như vậy; họ mới từ Thiên Đàng xuống”, từ các nơi đó. Thành ra họ trông giống như những Thiên nhân trên kia.
“Người (Cõi) A-tu-la và Nhân-quả vẫn chưa thoát được nghiệp”, hoặc vòng sinh tử, “họ sẽ vẫn giữ đẳng cấp từ nơi họ xuất phát, nếu họ sống đời đạo đức, suôn sẻ và không biến cố”. Như là giữ Năm Giới căn bản. Nếu họ giữ Năm Giới căn bản trong thời gian làm người này, thì khi chết, họ sẽ về lại nơi họ xuất phát, ít nhiều như thế – A-tu-la hay là Nhân quả, tùy theo. Nhưng họ không được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. “Nhưng khi nghiệp mạnh mẽ buông lưới mê khắp càn khôn vũ trụ vật chất của sự sống, và sức mạnh của nó đuổi theo mọi chúng sinh không ngừng nghỉ. Họ sẽ bị buộc đi ngược lại với phán đoán tốt hơn của họ, hết lần này đến lần khác”. Bây giờ điều đó hợp lý.