Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Chúng Ta Phải Ăn Thuần Chay Bằng Mọi Giá, Phần 3/8

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm
Một khi đã tìm được Thiên Quốc, thì sẽ không bao giờ mất nữa, và mọi điều khác đều thuộc về mình. Vì vậy mà Đức Phật từ bỏ Vương quốc Trần gian; vì vậy mà Chúa Giê-su khước từ làm Vua của dân Do Thái – ý tôi là (làm vua) chính thức. Các môn đồ và những người theo Ngài rất muốn tôn Ngài lên làm vua của dân Do Thái. Nhưng Ngài đã khước từ. Ngài nói: “Vương Quốc của Ta không phải trên Trần gian. Vương quốc của Ta ở cùng với Cha Ta trên Thiên Đàng”. Và Ngài còn khuyên mọi người: “Hãy để kho báu của mình trên Thiên Đàng, chứ đừng để ở Trần gian. Tại vì ở đây, mọi thứ sẽ bị hư hoại và bị hủy diệt”. Ý Ngài là, chúng ta nên đặt tất cả sự chú ý, tình thương của mình cho Thượng Đế, để nhận biết Thượng Đế. “Hãy thương yêu Thượng Đế bằng tất cả linh hồn, tâm trí, sức mạnh của mình”.

Nhưng thật khó hiểu được những câu nói này trong Thánh Kinh. Cho nên Thánh Kinh cũng có nói: “Thấy thì thấy, nhưng mà không biết; nghe thì nghe, nhưng mà không hiểu”. Tại sao vậy? Đa số chúng ta, khi đọc Thánh Kinh, chúng ta chỉ đọc những ngôn từ mà không hiểu ảnh hưởng thật sự của Thánh Kinh. Thánh Kinh nhiều khi ghi chép những lời mâu thuẫn làm cho người ta hoang mang. Nhưng tôi không tin là Thánh Kinh mâu thuẫn.

Tôi tin rằng có sự diễn dịch sai lầm của các thế hệ sau, của ngã chấp của dịch giả, họ muốn diễn dịch theo cách họ nghĩ và cách họ hiểu, mà không nghiên cứu sâu hơn chủ đề và suy ngẫm về ý nghĩa thật sự của Thánh Kinh. Chẳng hạn, trong chương đầu tiên của Cựu Ước, Thượng Đế nói: “Ta tạo ra mọi loại thảo mộc ngoài đồng và cây sanh trái đẹp đẽ kia, đây là ‘thịt’ cho các ngươi ăn”. Trong nghĩa đó, thịt là thức ăn, chỉ là thực phẩm. Không có nghĩa là thịt như con người ăn ngày nay, như thịt bít-tết từ (người-thân-) bò, thịt sườn (người-thân-) heo, và đủ thứ nữa. Có phải vậy không? (Dạ phải.) Phải. […]

Ngoài ra, thí dụ ở Ấn Độ, họ có loại đồ ngọt – rất ngọt, nhỏ, rất ngọt. Họ gọi là ‘đồ ăn ngọt’. Trong số quý vị nếu có ai từng đến Ấn Độ thì chắc là có ăn loại đồ ngọt đó và hiểu ý tôi nói gì. ‘Đồ ăn ngọt’. Nhưng nếu chúng ta dịch sang ngôn ngữ của mình, thì đó là thịt ngọt – có nghĩa là “thịt (thức ăn) có vị ngọt”. Nếu không biết đồ ăn đó, nếu chưa bao giờ đi Ấn Độ, và nếu không để ý tìm hiểu đó nghĩa là gì, thì chúng ta nói đó là thịt. […]

Vậy thì quý vị hiểu ý tôi nói gì. Nên bây giờ, việc của 2000 năm trước, quý vị biết đó có nghĩa là gì. Khi nó thay đổi, khi một chữ đã thay đổi từ người đầu đến người thứ 15 hay thứ 50, trong cùng một phòng, cùng một lúc, trong vòng vài phút, vậy quý vị nghĩ làm sao mà hàng ngàn chữ có thể giữ lại được ý nghĩa thật sự và nguyên văn như lúc ban đầu sau hai ngàn năm?

Thật tội nghiệp cho chúng ta cứ loanh quanh mãi trong bóng tối, để cố tìm hiểu ý nghĩa chính xác của Thượng Đế, qua diễn giải của con người. Cho nên, điều duy nhất là chúng ta phải chọn điều hợp lý – cố gắng dùng tất cả sức mạnh và lòng thành để cầu nguyện được khai ngộ – ít ra là cũng cầu nguyện để biết được ý nghĩa đúng và văn bản đúng của Thánh Kinh. Và cầu xin Thượng Đế giúp để chúng ta chỉ chọn điều đúng. […]

Hồi còn trẻ, tôi cầu nguyện rất nhiều. Ý nói, giờ tôi vẫn còn trẻ. Nhưng hồi còn trẻ hơn, tôi từng cầu nguyện với Thượng Đế mỗi ngày. Ngày nào tôi cũng ngủ với quyển Thánh Kinh. Tôi cảm thấy [an tâm] hơn như vậy. Khi còn ở Âu Lạc (Việt Nam), tôi cầu nguyện bằng kinh Phật, rồi khi ở châu Âu vì không có kinh Phật, nên tôi cầu nguyện bằng Thánh Kinh Công giáo. Và mỗi ngày tôi đọc ít nhất một chương. Rồi khi đi nhà thờ, tôi không cầu gì khác ngoài câu: “Lạy Thượng Đế, nếu Ngài hiện hữu thì xin cho con thấy”. Chỉ vậy thôi. “Xin cho con biết Ngài. Xin hiện ra cho con thấy”. Tôi không bao giờ cầu xin điều gì khác. Tôi cũng cầu như vậy với Phật: “Nếu Ngài thật sự hiện hữu, xin cho con biết Ngài ở đâu”. Chỉ vậy thôi. Có lẽ vì lời cầu nguyện này và nhờ lòng thành, mà tôi biết được Thượng Đế, biết được Phật. Nhưng bây giờ thì chúng tôi là bạn thân. […]

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (3/8)
1
2024-07-08
3646 Lượt Xem
2
2024-07-09
5569 Lượt Xem
3
2024-07-10
2902 Lượt Xem
4
2024-07-11
2758 Lượt Xem
5
2024-07-12
2694 Lượt Xem
6
2024-07-13
2838 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android