Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Sự Hy Sinh Của Sư Phụ Vì Tình Thương, Phần 7/10

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Tôi thật sự không thích ở khách sạn; lạnh lắm. Nhưng khách sạn đó là tốt nhất rồi. Thành ra nếu phải đi thì tôi đi tới đó. Bởi vì mấy người này buồn cười lắm, tếu lắm. […] Nên có lần tôi về nhà, sau khi dự đám tang của tổng thống, đám tang tổng thống Slovenia, tôi kiệt sức quá, thấy như là bị nghẹn ở cổ họng hoặc là đang nằm trong quan tài. Rồi tôi tới khách sạn đó vì ở nhà không chịu nổi. […] Mới tới, tôi nói với họ liền: “Tôi mệt lắm. Không biết làm gì. Cho tôi một phòng đi, phòng nào cũng được.” Rồi lập tức người này bảo người kia: “Đi mua cái này, đi mua cái kia cho Bà ấy. Bà ấy mệt. Bà ấy sẽ uống cái này. Bà ấy sẽ uống cái kia”. […]

Hy vọng rằng bữa nay, sau khi tôi kể quý vị nhiều chuyện, thì quý vị hiểu được sự khó khăn của tôi, khó khăn thật sự. Không phải khó khăn kiểu của anh chàng ở Canada, người mà vừa mới bày tỏ – là anh ta phải thay đổi giáo sư. Ôi, tội không. Không phải khó khăn kiểu đó, nhưng tôi thật sự có khó khăn. Hiểu điều đó không? (Dạ hiểu.) Kể từ hôm nay, tôi tin là quý vị hiểu, để quý vị có thể trở thành bạn của tôi, ít ra cũng ủng hộ về mặt tinh thần. Và để quý vị đừng làm công việc của tôi thêm khó khăn. Thật tình tôi phải tranh đấu tứ phía, lúc nào cũng vậy. Cái này là hữu hình, vật chất, quý vị có thể thấy. Còn có những cái vô hình mà quý vị không thấy, cũng khổ tâm lắm.

Lực lượng phủ định không phải lúc nào cũng tới trong hình dáng thị giả hay là tài xế, hay là người tìm cách giết tôi như thế, mà nó cũng tới trong hình dáng sâu bọ, thú vật. Sâu bọ, dễ dàng vô phòng tôi phá phách, chúng cắn tôi khắp mình. Quý vị không thấy vì tôi trang điểm lên rồi, không thì quý vị đã thấy đỏ, và nó ngứa kinh khủng. Bữa nay tôi hốt hoảng cần kem trị ngứa vì chịu hết nổi rồi. Cứ gãi hoài bởi vì bữa nay nó tệ hơn nữa, thí dụ vậy.

Lực phủ định không phải lúc nào cũng hóa hiện trong hình dáng con người, hay là hình dáng người hàng xóm – ồ, hàng xóm nữa! Ôi chao, tôi “thương quý” ông đó. Mới đầu, hồi mới mua căn nhà đó, không phải căn nhà này. Chao ôi, họ đăng báo viết đủ thứ về tôi, đọc mà không nhận ra nổi. Họ đang nói về ai vậy? Không thể nào là tôi, tại thấy không có cái gì giống mình, không có cái gì nghe giống mình. Trong đó có nghe thấy gì giống tôi không? Quý vị có đọc báo ở đây không? (Dạ không.) Ồ, không đọc thì thôi. Ngay cả tôi cũng không đọc. Cô ấy kể với tôi là họ chụp hình một người mặc đồ trắng nằm trên mặt đất, phải không? Rồi còn gì nữa? (Dạ chỉ có cái đó thôi, như là một tấm ga trải giường.) Tấm ga trải giường, nằm trên mặt đất. Rồi họ nói chúng tôi chia sẻ chuyện nho nhỏ gì đó, như là công thức bí mật gì đó. Không biết nữa, họ nói đủ thứ rằng tôi thường hay tới bãi biển tư nào đó ở Monaco; rồi còn tới câu lạc bộ đêm nhiều lắm. Ờ, ờ. Và lúc nào tôi cũng ở khách sạn hạng nhất. Chao ơi, đợi tới khi họ thấy cái hang thật sự hạng nhất của tôi. Họ sẽ giật mình tới nhớ đời.

Mấy người hàng xóm của tôi, ôi, quý vị không biết đâu. Trước khi quý vị tới, nói tắt là “TK”– trước khi quý vị tới, tôi bình an vô sự. Sau khi quý vị tới – nói tắt là “SK”. “TK” (trước khi quý vị tới) thì hoàn toàn yên ổn, ngay cả ở Monaco, họ cũng thương mến tôi lắm; ngay cả những người bồi bàn và những người đậu xe, chúng tôi nói đùa với nhau hoài. Có khi tôi đi ra, ai nấy đều mở cửa, làm mấy hành động ngốc nghếch. Rồi có người quỳ xuống đất, nói: “Kính chào Thánh Nữ” hay gì đó. Họ thấy hào quang của tôi. Cho nên chúng tôi vui quá chừng. Nhưng dĩ nhiên là tôi không ở đó lâu. Kể quý vị rồi, nhiều khi mướn chỗ để có internet này kia, bởi vì là khách sạn hạng nhất nên internet lẹ lắm.

Rồi có khi họ nói giỡn. Anh chàng đậu xe nói với tôi về anh kia: “Thưa Bà, anh đó có xăm mình, xăm chỗ bí mật. Nhưng Bà không thấy được đâu”. Tôi mới nói: “Cứ nói đi, chỗ nào”. Tôi nói đùa với họ: “Nói chỗ nào đi”. Anh ta nói: “Dạ không dám”. Tôi nói: “Không sao đâu, nói thử coi”. Anh ta nói: “Phía sau, chỗ mông ấy.” Tôi nói: “Ồ, có gì đâu. Rồi họ mới chọc nhau, họ nói: “Kéo áo lên cho Bà ấy coi đi.” Anh kia giả bộ: “Không, không được đâu!” Họ làm mấy trò này với tôi. Tôi nói: “Ồ, có gì đâu, xem [hình xăm] của tôi nè!” Mình nói giỡn thôi, dĩ nhiên là tôi không có xăm gì Nhưng tôi kéo ống quần lên một chút mà người nào người nấy cười quá chừng, như thế này. Tôi nói: “Được rồi. Cho mấy cậu coi thí dụ nè”. Thế là mọi người cười quá chừng. Bà quản lý thấy chuyện, mới đi ra hỏi: “Có chuyện gì ở đây vậy?” Tôi nói: “Thưa bà, không có gì hết, họ tính gạt tôi đó!” “Tôi, phụ nữ có một mình mà mấy anh đàn ông này, họ tính ‘ghẹo’ tôi đó”.

Chúng tôi nói giỡn với nhau thôi, rồi ai cũng cười. Lần nào cũng vậy, trường hợp tương tự. Lúc tôi rời khách sạn thì họ mua hoa, quà cáp cho tôi. Mấy người làm việc, anh đậu xe, người mang hành lý này kia, họ đứng thành hai hàng tiễn tôi đi. Khách sạn đẹp quá chừng. Tuyệt vời! Tôi thích lắm. Tôi đâu ở đó thường xuyên, quý vị biết mà. Tôi thật sự không thích ở khách sạn; lạnh lắm. Nhưng khách sạn đó là tốt nhất rồi. Thành ra nếu phải đi thì tôi đi tới đó. Bởi vì mấy người này buồn cười lắm, tếu lắm. Muốn khoe hình xăm mà đâu có đâu, nên tôi cũng nói: “Tôi có một cái!” Dĩ nhiên là tôi không có. Chỉ đùa thôi, mà họ thích lắm.

Nên có lần tôi về nhà, sau khi dự đám tang của tổng thống, đám tang tổng thống Slovenia, tôi kiệt sức quá, thấy như là bị nghẹn ở cổ họng hoặc là đang nằm trong quan tài. Rồi tôi tới khách sạn đó vì ở nhà không chịu nổi. Cảm thấy lúc nào cũng như nằm trong quan tài, [ngộp thở]. Thật đáng sợ. Tôi tới đó bởi vì một vài thị giả của tôi nói: “Dạ, Sư Phụ ra khỏi nhà này một lúc chắc sẽ thấy đỡ đó”. Lúc đó không có chỗ nào khác để đi, nên tôi tới [khách sạn đó] ở vài ngày. Mới tới, tôi nói với họ liền: “Tôi mệt lắm. Không biết làm gì. Cho tôi một phòng đi, phòng nào cũng được.” Rồi lập tức người này bảo người kia: “Đi mua cái này, đi mua cái kia cho Bà ấy. Bà ấy mệt. Bà ấy sẽ uống cái này. Bà ấy sẽ uống cái kia”.

Quý vị biết không, những thứ mà mấy người đơn thuần này, họ biết [hồi trước rồi]. Họ nói: “Đi mua trà hoa đi”. Biết không, một trong những loại trà an thần. Phải, quá cảm động. Họ chỉ biết có vậy, nhưng mà: “Đi mua cho Bà ấy cái này. Pha trà ngay đi!” Họ bảo nhau đi mua, [đi pha trà]. Họ đâu phải nhân viên phục vụ bàn gì, chỉ là mấy người mang giúp hành lý cho mình. Nhưng khi thấy tôi ngồi sụp xuống ghế sa-lông, họ nói: “Đi mua trà hoa đi, rồi kêu một thợ mát-xa tới cho Bà ấy!” Tôi mới nói: “Thôi đừng. Cảm ơn. Không cần. Trà hoa thì được, chứ xoa bóp thì khỏi”. Họ có mấy anh chàng đẹp trai... bụng sáu múi. Cơ bắp. Với cái bàn xếp, vút một cái là mình nằm lên đó cho họ xoa bóp, làm mình cảm thấy như nữ hoàng. Nhưng tôi nói: “Trà hoa thì được. Xoa bóp thì khỏi”. Bởi vì tôi biết, tôi thấy họ rồi. Thấy mấy anh chàng đó rồi. Mà họ tử tế vậy đó, mấy người đơn thuần làm việc ở đó. Tôi quý mến họ lắm. Nhưng hình như nhiều người ở đó bây giờ đã về hưu rồi. Cũng có một anh chàng Ấn Độ. Khi anh ấy lái xe cho tôi, anh ấy hết sức lịch sự, lịch sự lắm. Tốt lắm, tốt lắm.

Sao tôi lại kể mấy chuyện này? (“Trước khi tới”, “Sau khi tới”.) À, phải rồi! “Trước khi quý vị tới”. Cho nên “TK (trước khi)” là như thế đó. Hàng xóm cũng rất là lịch sự, rất tốt, rất thân thiện. Và “SK (sau khi)” thì nào là báo chí, hàng xóm, cảnh sát, máy bay trực thăng, súng chĩa vào đầu, khám người, lùng xét nhà cửa, đủ thứ. Đi đâu cũng bị xét, không phải một nhà thôi. Họ theo dõi tôi khắp nơi, ngay cả căn hộ thuê, bất cứ chỗ nào. Thời gian đó dễ sợ lắm. Đâu phải xét một lần đâu, mà xét hoài. Mỗi lần, khoảng 40 cảnh sát hoặc ít nhất cũng 12, một chục người. Nhưng sao tôi nói cái này? Trước đó là gì? (Hàng xóm của Sư Phụ.) À, hàng xóm!

Ờ. Nào bây giờ, hàng xóm, sau đó, thời gian “SK (sau khi quý vị tới)”, ông ta tới rình hoài, cứ kiểm tra chúng tôi, rồi lúc nào cũng báo với cảnh sát. Cảnh sát cứ tới hoài. Tôi chỉ có vài đệ tử tới thăm, thật ra không phải là thăm mà là quay phim. Lúc đó tôi không có đội làm việc, nên một số họ đến từ LA (Los Angeles) để làm băng hình ngâm thơ, ngâm tiếng Âu Lạc (Việt Nam). Thực hiện ở gần đây, trong một căn nhà. Rồi chuyện gì xảy ra? Ôi, cảnh sát ngày nào cũng tới, xét dưới đó, rồi xét trên đó. Họ đều hợp pháp hết. Có thị thực du lịch đàng hoàng. Được ở ba tháng, không sao hết. Người Mỹ, người Anh, không sao cả. Nhưng cũng vì vậy mà, ôi Trời ơi. Tôi đang ở trong nhà, nhưng bởi vì cảnh sát tưởng tôi không có ở đó nên họ không vô. Chỉ xét mấy người đó thôi, rồi xét hết mấy chỗ khác. Nhưng không xét phòng tôi.

Ban đêm, vì mấy người này sắp phải đi, nên tôi phải dùng túi ngủ che hết cửa sổ lại. Ngột ngạt như vậy đó. Cửa ra vào, cửa sổ, tất cả các khe, phải che lại đặng mà... Tại hàng xóm báo nên cảnh sát mới tới. Rồi họ cứ ở bên ngoài, quanh quẩn ngoài đường, góc đường, quanh núi. Thành ra ban đêm tôi phải ngâm thơ cho xong để họ còn về. Rồi chúng tôi che hết cửa sổ lại bằng túi ngủ và giấy nhôm để ánh đèn loại này không lọt ra ngoài. Có một vài bài, tôi toát mồ hôi trong khi ngâm tiếng Âu Lạc (Việt Nam). Bài thơ mà tôi đội cái mũ len đó và bài mùa Đông bên Paris, bài đó. Nhưng khi quý vị xem băng, trông tôi có sợ hãi không? Lúc đó tôi sợ. Nếu không sợ thì đã không che cửa sổ, đã không ở trong nhà, và không dám ra ngoài, chẳng hạn vậy. Tất cả chỉ vì ông hàng xóm. Vậy mà vẫn chưa đủ, ông ta cứ tiếp tục.

Ông ta tiếp tục làm như thế hoài. Rồi ăn trộm cũng tới phá cửa vô tính trộm đồ đạc hoặc là muốn tìm tôi, kiếm tôi, bởi vì lúc đó có một đệ tử sống trong nhà tôi. Cô này cũng tóc vàng giống như tôi. Tôi thì ở tầng núi trên, cô ấy ở tầng núi dưới. Họ đột nhập vào nhà cô ấy, vì họ tưởng đó là tôi. Dùng dao này kia nữa. May là cô ấy không … Không, không, cô ấy ở trong nhà, đang ở trong phòng. Sau này cô ấy mới kể tôi nghe. Rồi bỗng dưng ông hàng xóm kia, ông khác, ông hàng xóm tốt bụng... Có một ông hàng xóm người Ý và một ông hàng xóm người Pháp. Hàng xóm người Pháp là người chuyên môn gây khó khăn, suốt thời gian đó. Đột nhiên ông hàng xóm tốt bụng kia đi làm về. Ông ấy về trễ, đèn xe chiếu sáng chói, rồi tên trộm hoặc ai đó mà muốn giết chúng tôi, bỏ chạy mất. Đó không phải chỉ một lần. Chuyện cứ tiếp tục tái diễn. Cho nên, một thời gian sau, tôi cũng không ở nhà đó được nữa.

Ngay cả sau khi tôi đi rồi, các đệ tử vẫn còn ở đó, rồi họ gọi điện thoại cho tôi: “Sư Phụ ơi, có người vẫn tiếp tục tới và thế này thế kia… Đáng sợ lắm”. Rồi tôi phải chuyển tất cả họ lên tầng núi trên, vào nhà tôi, ở trong nhà tôi. Mấy người này vẫn còn đây. Không phải trong nhóm này, nhưng… Nên tôi phải nói: “Thôi, được rồi, đem hết đồ đạc lên ở phòng tôi, trong nhà tôi”. Bởi vì có hai tầng, núi đó có hai tầng – một tầng trên cao hơn, có con đường ở giữa, ông hàng xóm [tốt bụng] sống ở cuối con đường, còn ông hàng xóm [tệ] kia thì ở bên dưới mảnh đất của tôi. Và đệ tử thì ở tầng dưới của ngọn núi, bên kia đường, còn tôi ở sườn núi bên trên. Tầng dưới đẹp hơn, nhìn được trọn phong cảnh của biển. Tầng trên thì khuất hơn. Nhưng căn nhà chính nằm trên đó, nên tôi ở đó, còn họ ở bên dưới, một phòng nhỏ khác.

Cho nên họ hoảng quá, họ gọi điện thoại cho tôi như vậy, nên tôi phải nói: “Thôi được, tôi không biết, tôi không có ở nhà. Không giúp quý vị được, tất cả mọi người phải dọn ra. Dọn hết lên ở nhà tôi”. Thành ra họ phải bỏ căn hộ của họ, cái phòng nhỏ của họ. Họ lên nhà tôi ở trong lúc tôi không có ở nhà. Vậy mà dường như vẫn chưa đủ, có khi cảnh sát ban đêm cũng tới với ngọn đèn đêm. Họ đến và tắt đèn xe, dùng đèn pin thôi, rồi đi âm thầm. Họ tìm cách mở cổng ra. Không biết có ai mà thỉnh thoảng phá cổng, có khi phá cả cửa. Rồi có khi đốt vườn của tôi, muốn hun khói để tôi phải chạy ra. Đủ thứ chuyện xảy ra, không phải chỉ hàng xóm thôi đâu. Mà như thể vẫn chưa đủ, ông hàng xóm đó kêu cảnh sát hoài. Chắc cảnh sát cũng ngán ông ta luôn, vì ngọn núi đó cao lắm, xe cảnh sát có mấy chiếc nhỏ không lên nổi. Họ phải đi bộ lên. Chắc họ cũng rủa ông ta lắm. Sau này chắc ông ta còn báo nhiều lần nữa, nhưng mà họ không tới. Chẳng có gì ở đó hết, thì làm gì đây? Đi bộ lên núi hoài, toát mồ hôi muốn chết. Xin lỗi tiếng Pháp của tôi.

Nên không biết là cảnh sát có tới hay không. Chắc cảnh sát không thèm tới nữa; leo núi hoài họ cũng ngán. Ngọn núi đó, nếu mà xe bình thường là không thể lên được. Phải có chiếc xe như là bốn bánh lái, động cơ mạnh thì mới leo được. Không thì khỏi leo nổi, vì nó dốc lắm, còn khúc khuỷu quanh co nữa, vừa dốc vừa khúc khuỷu, không chỉ một chỗ thôi. Cho nên chắc cảnh sát ngán lắm rồi, không thèm lên khám xét nữa. Sau nhiều lần, họ cũng sợ. Họ cũng sợ leo núi. Nhiều khi cả đêm họ ở trước nhà tôi – làm mọi người sợ. Tất cả thị giả của tôi ai cũng sợ quá chừng. Chúng tôi thậm chí không thể liên lạc bằng điện thoại, bởi vì chúng tôi lo là họ nghe được. Rồi cũng không thể dẫn mấy (người-thân-) chó ra được vì họ đang ở ngoài đường, ngay trước cửa nhà. Đó là đường tư gia. Tôi cần dẫn (người-thân-) chó ra ngoài. Nhưng chúng tôi phải ở đó, tất cả (người-thân-) chó phải ráng nhịn cả đêm vậy đó.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (7/10)
1
2024-01-18
5136 Lượt Xem
2
2024-01-19
4146 Lượt Xem
3
2024-01-20
3825 Lượt Xem
4
2024-01-21
3630 Lượt Xem
5
2024-01-22
3660 Lượt Xem
6
2024-01-23
3625 Lượt Xem
7
2024-01-24
3507 Lượt Xem
8
2024-01-25
3366 Lượt Xem
9
2024-01-26
3333 Lượt Xem
10
2024-01-27
3578 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android