Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Noi Gương Sư Phụ Và Giúp Đỡ Nhân Loại, Phần 1/14

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Chưa biết khi nào tôi đi, nên hoan nghênh quý vị ở, chừng nào còn thấy tôi quanh đây. [Họ nói]: “Họ sẽ ở lại càng lâu càng tốt!” Không nói: “Họ có thể được ở hay không”. Chỉ nói: “Họ sẽ ở lại càng lâu càng tốt!” Ai là chủ nhà ở đây? Nghĩa là miễn sao họ có tiền, miễn sao công việc của họ ổn, là họ ở lại. Không cần biết tôi thích hay không. Thấy không? Vậy nộp đơn làm gì cho mất công? Trước sau gì họ cũng ở lại, lâu như ý họ muốn.

Một người mẹ không chồng mà đông con thì không bao giờ hết việc. Anh có hả? Anh tình nguyện làm cha của tất cả những đứa trẻ này? Anh biết không? Tôi đã đọc báo cáo của anh. Nếu là anh, tôi cũng giận! Tôi đã gửi cho họ, yêu cầu lời giải thích. Đang chờ họ trả lời sao mọi chuyện này xảy ra. Vì bây giờ tôi mới nhận được khiếu nại của anh, lúc nãy. Có lẽ nửa tiếng trước, hoặc có lẽ anh đã để ở đó lâu rồi. Tôi không biết nữa. Anh đưa nó cho thị giả của tôi khi nào? (Dạ tối qua.) Tối hôm qua? Ồ! Tối hôm qua tôi đâu có thấy nó ở đó. (Thực ra là ngay sáng sớm hôm nay, bởi vì có một phần khác trong đó. Ngay sáng nay.) Ngay sáng nay. Có lẽ họ… lúc đó tôi vẫn còn ở đây hoặc đang nhập định, nên họ giữ. Bây giờ mới đưa cho tôi.

Rồi tôi đã gửi đến Truyền Hình [Vô Thượng Sư]. Hài lòng chưa? Tôi cũng giận luôn. Họ làm lỗi nhiều quá, ngoài mấy cái lỗi mà họ làm trong bài khai thị của tôi và đủ thứ khác. Ôi, nhiều việc lắm, chắc họ cũng mệt, rồi gây rắc rối. Tôi không biết là gì nữa. Có khi là ngã chấp, có khi vì mệt. Đôi khi họ được báo tin sai bởi vì họ là mấy người Mỹ. Phải, mấy người Mỹ. Không phải người châu Âu. Có người châu Âu nào đi... Có lẽ quý vị nên đến đó! Giám sát họ giùm tôi! Kiểm tra xem họ làm gì: “Cái gì vậy? Gọi đó là Zagreb sao? Không đúng!” Có lẽ quý vị nên đến đó kiểm tra giùm tôi.

Anh đi được không? (Chúng con đã đề nghị bốn lần.) Để đến đó? (Từ tháng 9 đến tháng 12.) Đề nghị để đến đó? (Đã hỏi liên lạc viên…) (Dạ có, có.) Hai người hả? (Không phải con. Chỉ anh ấy thôi.) Anh và anh ấy hay chỉ anh ấy? (Dạ không. Chỉ anh ấy thôi.) Có lẽ họ sợ anh. Nếu anh cười thường hơn… Có lẽ không phải lời anh nói; mà là thái độ của anh. Anh đến đó kiểm tra giùm tôi. Tất cả những thông tin về châu Âu, kiểm tra xem thành phố đó có đúng không. Bởi vì đôi khi họ lấy từ trên mạng internet, rồi đôi khi mạng cũng sai.

Trước đây giới truyền thông viết đủ thứ thông tin không đúng về tôi trên mạng internet. Không biết bây giờ còn đó không. Tất cả thật là tệ hại! Như, họ nói tôi có một đứa con gái người Mỹ. Chính tôi còn không biết mình có đứa con gái nào! Thử tưởng tượng một người mẹ mà không biết là mình có một đứa con gái người Mỹ? Không phải con gái người Anh hay người Âu Lạc (Việt Nam) mà là con gái người Mỹ! [Còn viết] nó chết rồi nữa chứ! Thế mà tôi đâu có biết! Quý vị tưởng tượng được không? Hoặc, tôi bán một đôi vớ với giá 800 đô-la. Giỡn chơi! Mạng internet đó! Nó giúp ích, nhưng nhiều khi cũng kinh khủng. Đủ thứ [tin] vớ vẩn. Hy vọng khi nào quý vị trông thấy thì xóa nó đi giùm tôi. Nếu không, nó làm người ta lầm lạc – nghiệp chướng xấu!

Rồi, hôm nay nghe nói chỉ còn 200 người ở lại thôi, phải không? Tất cả quý vị đây đều ở lại hết hả? Không còn ai khác? (Dạ ở tầng trệt.) Vẫn còn ở đó hả? (Dạ, người Âu Lạc [Việt Nam] và người Hoa.) Nhưng quý vị nói hôm nay chỉ còn 200 người ở lại. (Dạ, hôm nay một số sẽ ra về.) Ồ, lát nữa ra về. (Dạ.) Vậy là tối nay sẽ còn 200 người ở lại, phải không? (Dạ.) Rồi ngày mai sẽ còn 150 người ở lại. Ngày mốt, 100, đúng không? Rồi cái gì vậy? Nhiều đồng tu tới bằng xe và nói họ sẽ ở lại càng lâu càng tốt? Câu cuối này là gì? Tôi tưởng chỉ 100 người còn lại thôi, rồi nói “tới bằng xe, và ở lại càng lâu càng tốt”. Ai nuôi quý vị đây? Quý vị muốn ở bao lâu thì ở, dĩ nhiên rồi. Không sao.

Nếu không kẹt công việc hay là gia đình, thì quý vị ở. Tôi đi! Đây là nhà của quý vị mà; nếu muốn thì ở lại, miễn sao quý vị có thể tự lo lấy cho mình. Và không được cãi cọ, không được sai bảo, đừng có tới đây rồi ổn định ở đây, ở lâu, và trở thành như là giám sát ở đây. Chuyện đó xảy ra hoài. Bên Âu Lạc (Việt Nam) gọi là “Ma cũ ăn hiếp ma mới”. Ai cũng là ma hết, nhưng ăn hiếp lẫn nhau. “Ma” tiếng Âu Lạc (Việt Nam) có nghĩa là quý vị đã tiêu tùng rồi, xong đời rồi, không là ai hết. Vậy mà vẫn ăn hiếp ma mới! “Ma cũ ăn hiếp ma mới”. Tệ quá!

Một số người ở thêm, nên khó mà nói là bao nhiêu người còn lại. Ở thêm? Hủy vé à? Đến bằng xe, ở càng lâu càng tốt? Tất cả đây là gì? Quý vị đã có sáu người ở đó rồi, ở lại đây làm chi? Quý vị nói sáu người ở cùng nhau rất vui! Chỉ có người nào không vui, cô đơn, không có gì làm, không có xe bán hàng, thì họ mới ở lại. Quý vị có việc làm, có bạn đồng nghiệp, rồi trên hết còn có chồng nữa! Không biết ai trên ai, nhưng trên hết là có ông chồng. Vậy quý vị ở đây làm gì? Thôi không sao. Mọi người, ai muốn ở thì ở.

Chưa biết khi nào tôi đi, nên hoan nghênh quý vị ở, chừng nào còn thấy tôi quanh đây. [Họ nói]: “Họ sẽ ở lại càng lâu càng tốt!” Không nói: “Họ có thể được ở hay không”. Chỉ nói: “Họ sẽ ở lại càng lâu càng tốt!” Ai là chủ nhà ở đây? Chỉ nói vậy, thế thôi! “Tôi sẽ ở lại càng lâu càng tốt”. Không kể gì tới Sư Phụ ha! Họ nói ở lâu nhất có thể. Nghĩa là miễn sao họ có tiền, miễn sao công việc của họ ổn, là họ ở lại. Không cần biết tôi thích hay không. Thấy không? Vậy nộp đơn làm gì cho mất công? Trước sau gì họ cũng ở lại, lâu như ý họ muốn. Ồ, buồn cười quá!

Được rồi, bây giờ tôi phải đi đây... Ồ, mười một người lý tưởng, lại đây. Tôi muốn “tra vấn” quý vị. Mọi người hãy tra vấn họ giùm tôi. Ngồi đó. Ở đó! Lau sàn đi. Hãy ngồi xuống. Ngồi. Ngồi. Ngồi. Không sao. Máy quay hình, máy quay hình. Đó mới là vấn đề. Ngồi xa hơn một chút ở đó. Bất cứ chỗ nào trống. Bây giờ nói nghe coi, ai muốn làm “nạn nhân” đầu tiên? Giơ tay lên. Hỏi gì đó. Ai muốn làm người đầu tiên? Cho tôi biết. Coi kìa. Người này! Người can đảm! Nói nghe tại sao cô muốn đến ở với tôi? Phải nói thật và chân thành trước mặt tất cả những vị thánh ở đây làm chứng.

(Con thấy Sư Phụ khi con mới có 6 tháng tuổi.) Sáu tháng tuổi? Ồ, vì lý do đó mà bây giờ cô muốn đến hả? Mới sáu tháng tuổi có trí thông minh đâu mà quyết định. Sáu tháng tuổi, làm sao cô biết được? (Hồi con mới 6 tháng tuổi, lúc đó bà ngoại con tới thăm con lần đầu và tự nhiên con biết rất rõ ràng. Và con còn nhớ hết những gì xảy ra nửa tiếng sau đó. Khi bà bồng con lên áp vào ngực bà, con đã thấy những điều khi Sư Phụ sờ con ở chỗ này. Vì vậy mà con nhớ lại.) Chà! (Cho nên lúc nào con cũng có cảm giác là con có một sự câu thông mạnh mẽ với Chúa Giê-su trong tâm con. Và hiện giờ, trong đời này, con thấy đó là con đường duy nhất để tiến, con đường duy nhất mà con có thể giúp đời.) Nhưng cô ở nhà phiên dịch được rồi. Như vậy cũng giúp ích, phải không? (Dạ, con có thể.) Cô ấy làm được? (Dạ.)

Vậy đến làm chi? Phải đưa ra lý do hay, thật hay mới được! (Một lý do thật, hay hơn.) Phải đưa ra 100 lý do hay. Cô trong số 11 ứng viên, đời cô là tùy thuộc vào lời nói của cô. Và lời nói của cô là tùy thuộc vào tâm cô. Được rồi, tốt. Cô có một sự câu thông mạnh mẽ. (Dạ.) Rất, rất mạnh. (Dạ.) Ờ. Với Chúa Giê-su. (Và Sư Phụ.) Và tôi? Đầu tiên với Chúa Giê-su, bây giờ gồm tôi trong đó luôn. Thôi được rồi. Có chắc là cô muốn đi không? (Dạ chắc. Bởi vì có rất nhiều việc phải làm. Tất cả là vì thế. Chúng ta cùng nhìn về một hướng và con nghĩ rằng con giúp ích. Nếu con không…)

Cô là người nước nào? Đức, Pháp, hay là gì? (Con là người Pháp lai Đức, nhưng con là liên lạc viên Scotland.) Cô nói gì? Cô là liên lạc viên. (Cho Scotland.) Bây giờ nếu cô đi, thì ai sẽ làm liên lạc viên ở Scotland? Có ai ở đó không? (Dạ không.) Không. (Hiện tại chỉ có năm người.) Vậy phải làm sao? (Trung tâm Surrey làm việc đó. Dù sao thì họ cũng luôn làm mọi việc.) Vậy với tư cách là liên lạc viên, thì có gì ở đó cho cô làm? Năm người. (Chỉ chăm sóc cho Scotland hết khả năng mình. Đôi khi chúng con có nhiều người hơn. Chúng con từng có nhiều người hơn nhưng rồi họ kết hôn hoặc chuyển đi nơi khác, hoặc thường là du học sinh từ nước ngoài. Hầu hết là người ngoại quốc.) Ồ, hiểu rồi. Cô qua một bên.

“Nạn nhân” tiếp theo. “Nạn nhân” sẵn lòng. Nói tôi nghe tại sao quý vị muốn đi, hãy nói tôi nghe, rồi chúng tôi sẽ xem. Có ai muốn chất vấn cô này không? Hỏi giùm tôi? (Dạ không.) Có ai muốn tranh luận không? Biết không, như trong chính trị, nếu quý vị muốn làm nhân vật gì, thì mọi người sẽ “tra hỏi” quý vị. Vậy mười một người ở đây hả? Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, mười một. Không, cô đó. Vậy cô có thể lại đây. Ý tôi là, hãy lại đây. Thôi được rồi. Ngồi đó đi. Tốt. Nói nghe coi! Tất cả quý vị nói tiếng Anh giỏi hết hả? (Dạ.) Giỏi đủ không? (Dạ đủ.)

Người Scotland. Cô, từ đâu đến? (Con từ Luân Đôn, Anh quốc.) Cô có hộ chiếu Anh quốc không? (Dạ có, thường trú nhân.) Chỉ là thường trú nhân thôi? (Dạ không, con có hộ chiếu của Anh.)

Cô có hộ chiếu Đức? Vậy, cô không phải là người Scotland thực sự? Thế cô nói tiếng Đức hay là tiếng Pháp giỏi hơn? (Thực ra con nói tiếng Anh giỏi hơn. Bây giờ con mới để ý rằng con đang dịch tiếng Đức, ban đầu việc đó rất khó khăn. Tiếng Đức của con thực sự không còn giỏi nữa nên bây giờ con học lại.) (Cô ấy nói tiếng Đức giỏi.) Cô ấy nói tiếng Đức giỏi hả? (Dạ.) Hy vọng vậy. (Dạ. Bây giờ. Trước đây con không thể.) Được.

Vậy cô sinh tại Anh quốc? (Dạ không. Con sinh tại Brazil, Nam Mỹ, và sống tại Anh quốc trong…) Mười năm, gì đó? (Dạ không. Mười lăm năm.) Mười lăm năm. Được. Tốt. Cô nói… (Tiếng Bồ Đào Nha.) Tiếng Bồ Đào Nha, tốt. Vậy cô nói tiếng Bồ Đào Nha giỏi như tiếng Anh không? Hay là tiếng nào giỏi hơn? (Cả hai ạ. Bởi vì con sống ở Anh quốc cũng lâu lắm rồi.) Cũng lâu lắm rồi ở… hoặc cũng ở đó. Cô bao nhiêu tuổi? Tuổi con gì? Chuột hay Mèo? (Dạ tuổi Rồng.) (Rồng nước!) Rồng nước! Rồng! Hai con Rồng! Ôi, nhiều nước quá! Còn cô? Dê hả? (Dạ Dê.) Dê, được rồi. Rồng! (Rồng.) Rồi. Tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Anh. (Dạ.) Tuyệt! Còn cô? Ờ, ờ, chờ chút. Thôi được rồi.

Cô kia chưa xong. Có ai muốn tra vấn cô ấy không? Hỏi cô ấy tại sao, và sự thành tâm của cô ấy này nọ? (Cô ấy cống hiến được gì?) Cô ấy cống hiến được gì? Ờ! Thế cô cống hiến được gì? Cô kia muốn biết. (Dạ.) Quý vị được quyền hỏi! (Dạ.) Nhanh! (Dạ.) Trả lời! Đây. (Con có thể cống hiến lòng thành và con có thể làm hết sức mình.) Gì nữa? (Và phụng sự. Con làm việc được, không vấn đề gì.) Làm việc ở đâu? Trong nhà tôi thật ra đâu có việc! Hiện giờ có vài người giúp, nhưng tôi chỉ cần bấy nhiêu thôi, thật sự vậy. Thành ra, nếu cô tới thì chẳng khác nào tôi muốn thêm vài người nữa ở quanh quẩn và thiền hành thôi.

Hoặc nếu cô muốn phiên dịch, mà ở ngoài đó làm việc cực quá, không có thời gian, thì ở trong nhà tôi, rồi cô có thể phiên dịch, đại khái vậy. Nhưng thật ra không phải tôi cần, vì cô cũng có thể làm phiên dịch bất cứ nơi nào, hoặc phiên dịch ở đây, hiểu ý tôi không? (Dạ hiểu.) Cho nên, chỉ là tôi muốn hỏi thử coi quý vị có thể ở được không hay là… Tôi thích tất cả quý vị đến ở với tôi! Có điều không thể nhận hết được, thế thôi. Hơn nữa, một số quý vị nộp đơn, rồi một số không ở được vì vấn đề nào khác, hoặc vì nhân quả trong quá khứ, đại khái vậy. Cho nên nhận được người nào thì tôi nhận. Tượng trưng thôi.

Họ đại diện cho quý vị, vậy quý vị hỏi họ gắt gao đi vì họ có thể “con sâu làm rầu nồi canh”. Cô nói với cô ấy. (Dạ vâng.) Cô cống hiến được gì? (Vâng, con có rất nhiều công việc để cống hiến, lòng thành, tình thương, sự trung thực của con. Điều tốt nhất con có thể làm về… Bởi vì con không có ảo tưởng về ngã chấp và nghiệp, nên con…) Về gì cưng? (Ngã chấp và nghiệp.) Cô không có ảo tưởng nào về điều đó à? Ý cô là cô không có ngã chấp và nghiệp? (Dạ không. Con có. Con có ngã chấp và nghiệp, nên con không có bất kỳ… Con cố gắng không ảo tưởng mà thực tế.) Ý cô là cô đã được cảnh báo đủ rồi. (Dạ. Rằng con không lý tưởng hóa. Rằng con không muốn nói những lời tuyệt vời rồi chẳng làm được gì cả. Vì vậy, con cố gắng càng thực tế càng tốt, nhưng thưa Sư Phụ, con tin Ngài. Con biết là Sư Phụ biết điều gì là tốt nhất.) Cô bao nhiêu tuổi? (Dạ 42.) Mấy bà già này đến với bà già này. Chúng ta sẽ làm gì đây?

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (1/14)
1
2023-10-18
5394 Lượt Xem
2
2023-10-19
3786 Lượt Xem
3
2023-10-20
3532 Lượt Xem
4
2023-10-21
3432 Lượt Xem
5
2023-10-22
3200 Lượt Xem
6
2023-10-23
3309 Lượt Xem
7
2023-10-24
3186 Lượt Xem
8
2023-10-25
3126 Lượt Xem
9
2023-10-26
3276 Lượt Xem
10
2023-10-27
2970 Lượt Xem
11
2023-10-28
3291 Lượt Xem
12
2023-10-29
2722 Lượt Xem
13
2023-10-30
2681 Lượt Xem
14
2023-10-31
2749 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android