Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Thần Giao Cách Cảm Bên Trong Với Minh Sư, Phần 1/7

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Biết không, như là hiểu nhau bên trong, thần giao cách cảm? Tôi cần một người như vậy ở gần; chỉ một là đủ. Chúng ta có nhiều người, nhưng rất khó để hiểu nhau. Dù quý vị rất khai ngộ, nhưng đầu óc vẫn trong thói quen. Rất nhiều thói quen, bày mưu, chơi trò, hoặc nghĩ ngợi quá nhiều, dùng đầu óc quá nhiều thay vì dùng tâm, trí huệ còn dùng ít hơn nữa. Ừ, quý vị ở trên Thiên Đàng hết rồi; tôi không trách. Có lẽ tôi là người duy nhất còn ở trần gian.

Chào quý vị. Đây là những người đến hôm nọ hả? Ngoại trừ tôi, lần nào [gặp] ai cũng trông thấy khác. Quý vị vẫn chưa về nhà? (Dạ thứ Sáu.) Thứ Sáu? (Ngày mai.) Ngày mai. (Thứ Sáu.) Tôi mời quý vị đến để ăn bánh quy (thuần chay) thôi. (Ồ.) Quý vị thích không? (Dạ thích.) Nhưng mỗi ngày quý vị có bánh quy (thuần chay) này hay không? Vẫn thích hả? (Dạ, ăn rồi vẫn thích.) Vẫn thích? (Bánh quy rất đẹp.) Ồ tuyệt. Vậy được rồi. Thế sao quý vị không chọn loại mình muốn? Ừ, như… (Bánh quy (thuần chay) ở nhà mẹ.) như cái này, và rồi quý vị… Và phần còn lại, quý vị lo lấy. Quý vị cũng có thể ăn. Không sao. Tôi không biết quý vị thích loại nào. Phần còn lại, quý vị hãy chọn hoặc trao đổi với nhau. Đây. Quý vị không có cái nào hả? Ồ, tội quá. Làm eo không lấy thì tôi không giúp được đâu.

Quý vị đã xem thử lều hết rồi, phải không? Tất cả đều tốt hả? (Dạ.) (Lều rất đẹp.) Đẹp hả? Anh mua một cái, hay là…? (Dạ không. Con đã mua một cái trước khi đến đây, nên…) Ồ! Anh thông minh quá. (Bây giờ con ước gì chưa mua, thì con có thể mua lều của Sư Phụ.) Ồ, anh đã mua loại lều khác. (Dạ.) Ờ, được, không sao. Tưởng là anh đã mua loại này trước khi đến đây. Có người đã mua rồi. Họ cắm lều với nhau ở một chỗ. Quý vị xem thử rồi hả? Tốt không, thật không? Nếu quý vị có lều rồi thì không cần mua nữa. Chỉ là một kiểu thay thế. Lỡ mình phải cắm trại nơi nào đó… Có cả hai loại cũng tốt. Nếu đất bằng phẳng, không cây cối, thì loại mà họ gọi là lều Mông Cổ thì tiện hơn. Nhưng ở trong rừng, như lần trước chúng ta ở châu Phi, có rất nhiều cây cối, thì chỗ đó tốt để cắm loại lều này.

Tôi chỉ muốn quý vị ăn bánh quy (thuần chay), thế thôi. Mọi người có rồi hả? (Dạ có.) Quý vị có loại mình thích không? Có thể trao đổi với người bên cạnh. Đó là gì vậy? Sô-cô-la? Ớt? (Dạ không phải ớt, có bơ đậu phộng bên trong.) Bơ đậu phộng, ồ, tôi chẳng bao giờ biết. Ồ, đưa tôi một cái! Hết rồi! Anh thích nó thì cứ lấy. (Dạ cái đó có bơ đậu phộng.) Anh thích thì lấy đi. (Dạ không sao. Con ăn một cái rồi.) Tôi vẫn còn trong đó. Anh không thích cái này, hay là không biết ăn? (Dạ con chưa thử. Con có một cái trong lều.) Không, đây nè, đây, đây. Tôi chỉ ăn thử một chút thôi. Tôi chưa bao giờ ăn mấy loại này. Không bao giờ có dịp! Còn cái có hoa thì sao? Có ngon không? (Dạ, rất ngon.) (Cái đó ngon lắm ạ.) Vậy à? Cho tôi một cái. (Chúng con thích lắm.) Quý vị thích à? (Dạ.) Tuyệt! Tốt quá! Chắc cái gì quý vị cũng thích.

Ủa mấy người nữ đâu hết trơn rồi? (Dạ ở bên kia.) À, ở bên đó hả? Có ăn không? (Dạ có ăn.) Ủa tưởng đâu ngồi chung với nhau. Nó mềm như vầy à? (Dạ kẹo dẻo.) Ồ! Kẹo dẻo (thuần chay). (Sư Phụ phải nhai mạnh.) (Dạ đúng. Cắn thì tốt hơn.) Ờ, tôi biết. Cũng ngon! Đây, cưng. Ngồi đó, trông như người-thân-chó! (Giống tranh vẽ của Sư Phụ “Lý Tưởng Khác Nhau”.) (Tranh vẽ của Sư Phụ.) Tranh của tôi, cái nào? (“Lý Tưởng Khác Nhau”.) Ý tưởng khác nhau? (Lý tưởng.) (Đệ tử không...) Ồ! Đệ tử. Ồ, phải, phải. Người thì ngắm Trăng, người kia nhìn cỏ. (Suy ngẫm.) Cũng tốt. (Dạ tốt.) Tôi mừng là quý vị không cảm thấy phật lòng vì bức tranh đó. Ôi, chà! Rất béo. Người nào bắt được thì lấy. Cái gì? (Giống như, gâu gâu!) (Giống như người-thân-chó.) Gâu! Không tệ lắm. (Xin cảm ơn Sư Phụ đã cưng chiều chúng con.) (Dạ.) Rất tiếc là đã không chiều quý vị nhiều hơn nữa. (Dạ, vậy là nhiều lắm rồi.) Quý vị từ xa xôi đến đây. Tất cả đều thương một người – kỳ lạ, kỳ lạ quá! (Khó mà không thương.) Tôi không hiểu tại sao. (Chúng con cũng chia sẻ Sư Phụ nữa.) Phải, phải, không ai ganh tị… Ồ vậy tuyệt! Thật sự tuyệt vời! Hai vợ chồng đều thương một người. Tuyệt vời! (Dạ, hoàn hảo.)

Mấy người khác về hết rồi hả? Họ ra về sáng nay à? (Dạ rất nhiều người về.) (Dạ về hôm qua.) Ừ, nhưng sáng nay cũng có nhiều người về, phải không? (Dạ phải, thưa Sư Phụ.) Bởi vì ở đây cách sân bay rất xa. Cho nên có người có lẽ bay vào buổi chiều, nhưng họ đưa đi cùng một lúc. Tôi muốn để quý vị người Tây phương có thêm chút thời gian với tôi. Nhưng đôi khi cũng không làm được. Có lúc thân thể cũng không chịu nghe lời tôi. Áp lực và đủ thứ, rồi thời gian nữa. Thời gian! Thời gian là yếu tố mà mình không cần ở đây. Thời gian và không gian. Đây là hai yếu tố mà chúng ta không cần ở bất cứ nơi nào. Nhưng thật không may, ở đây chúng ta có rất nhiều. Rất nhiều vấn đề về thời gian và không gian. À, có lẽ đó là lỗi tại họ. Tại sao họ về sớm vậy, phải không? (Dạ phải!) Có lẽ vì công việc. Áp lực công việc. Nghỉ phép cũng lâu rồi, rất lâu. (Dạ chưa đủ lâu.) Tôi biết.

[Nhưng] kỳ này cảm thấy rất dài. Quý vị không thấy dài sao? (Dạ không.) (Đầu gối con cảm thấy kỳ này dài.) Đầu gối anh cảm thấy dài? Chân anh dài, lý do là vậy. Anh có thể mua mấy cái ghế đó, nhưng mua nhiều thứ cũng phiền phức lắm. (Con ngủ gật.) Ngủ gục trên ghế hả? Ồ. (Để cây gậy trước mặt mình.) Rồi cứ nằm xuống… mấy cây gậy! Phát minh cao quý của đạo sĩ vui. Của đạo sĩ không vui. (Mình không bao giờ thiếu cọc [cắm lều].) Hoặc là ngồi cạnh cây cột. Chúng ta có nhiều cột khắp nơi. Các lều, ít nhất có mấy cột nhỏ, quý vị ngồi cạnh cây cột. (Trang bị nệm lót mặt đàng hoàng.) Bởi vậy chúng ta mới ngồi sát nhau, để lỡ đụng vào người khác thì cả hai đều thức giấc. Cũng tiện. Một người thức giấc, có lẽ ảnh hưởng dây chuyền – hàng đằng trước. Người sau cùng… Hiệu ứng đô-mi-nô. Người sau cùng gục đầu vào vai người phía trước, và người phía trước ngã vào người phía trước nữa, rồi thì hiệu ứng đô-mi-nô. Cả phòng thiền thức giấc. Tuyệt đó.

(Thưa Sư Phụ cảm thấy khỏe không?) Ồ, tôi ổn. Thỉnh thoảng tôi giận, nhưng tôi ổn. Giận là vì không tìm được ai hiểu được mình mà không cần tôi phải nói hoặc giải thích. Dường như đa số con người chỉ làm mọi thứ không đúng lúc. Biết không, như là hiểu nhau bên trong, thần giao cách cảm? Tôi cần một người như vậy ở gần; chỉ một là đủ. Chúng ta có nhiều người, nhưng rất khó để hiểu nhau. Dù quý vị rất khai ngộ, nhưng đầu óc vẫn trong thói quen. Rất nhiều thói quen, bày mưu, chơi trò, hoặc nghĩ ngợi quá nhiều, dùng đầu óc quá nhiều thay vì dùng tâm, trí huệ còn dùng ít hơn nữa. Ừ, quý vị ở trên Thiên Đàng hết rồi; tôi không trách. Có lẽ tôi là người duy nhất còn ở trần gian. (Dạ.) Trên Thiên Đàng, quý vị quên bất cứ gì, không biết gì cả, không nghĩ ngợi gì, không bận tâm bất cứ gì hết. Khi phải làm việc trần gian, thì tôi cần một người trần gian có thể hiểu bằng thần giao cách cảm Thiên Đàng.

Mỗi lần tôi gọi vào văn phòng tìm một người, thật là khó! Ai cũng nói tiếng “Hy Lạp” cả. Nghe chẳng hiểu chi hết. Rồi họ không hiểu tôi, tôi không hiểu họ. Rồi họ cúp điện thoại, (Chao ơi.) thay vì cố gắng tìm ai đó nói được tiếng Anh, để xem có chuyện gì, họ lại cúp máy cái rụp, bởi vì họ không hiểu tôi nói. Dưới đó toàn là người Đại Hàn. Tôi ngạc nhiên – nhiều người Đại Hàn như vậy, họ phải tìm được ai đó biết nói tiếng Anh chứ. Dễ mà, tôi đâu có nói nhiều đâu. Tôi chỉ nói: “Tôi muốn Đồng. Tôi muốn nói chuyện với Đồng”. Thế thôi. Nhưng cô ấy vẫn không hiểu, rồi tôi nói: “Đồng”. Thế thôi; chỉ một từ. Mọi người đều biết Đồng. Mọi người phải biết Đồng chứ. Nhưng hoặc họ không hiểu hoặc giả bộ không hiểu, họ nói tiếng Đại Hàn với tôi, rồi cúp điện thoại. Làm tôi lãng phí rất nhiều công sức, thời gian và tâm trạng thoải mái vào mấy việc này.

Tôi rất mệt mỏi vì thứ này. Máy bộ đàm họ đưa cho tôi không bao giờ dùng được. Có lẽ nghe tiếng ai đó nói, “Chào!” rồi thế thôi. Chỉ có vậy suốt cuộc nói chuyện. Cuối cùng tôi đành nói: “Xong!” Tôi không nói gì được cả; lãng phí rất nhiều thời gian, công sức. Khi quý vị ở đây, tôi vô cùng bận rộn. Nhìn thì không thấy vậy. Tôi bận vì phải đến đó ngồi với quý vị. Không phải là tôi làm gì hết; mà là thời gian. Tôi cần trở về để rửa mặt cho tỉnh táo, sau đó có lẽ ăn vài ba miếng, hoặc là uống thuốc nếu miếng ăn đó tệ. Nếu miếng đó dở, thì phải ăn miếng gì đó khác. Nhiều khi rất, rất nản lòng và kiệt sức. Nếu không, tôi thật sự tuyệt! Tôi ổn, tôi rất mạnh khỏe, rất vui vẻ, lúc nào cũng vui. Đó là nếu tôi ở một mình. Nếu không phải làm việc gì thì tôi vui. Nếu không phải sử dụng máy vi tính thì tôi không sao, vì đa số máy vi tính đều “chết”. Tất cả dụng cụ ở đây đều của Đại Hàn. Tôi không biết gì về máy điều hòa, máy nóng hay lạnh ở đây. Cho nên tôi chẳng cần. Nếu trời nóng, tôi ra ngoài này, trời lạnh thì tôi vô trong đó, dù nửa đêm hay bất cứ lúc nào. Đó là cách tôi làm mình mát. Hoặc là tranh dành cái lều. Bảo thị giả tới chỗ khác, một mình tôi ở trong lều. Rồi đổi: đến phiên tôi, đến phiên cô, sao cũng được.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (1/7)
1
2023-06-25
4952 Lượt Xem
2
2023-06-26
3770 Lượt Xem
3
2023-06-27
3735 Lượt Xem
4
2023-06-28
3423 Lượt Xem
5
2023-06-29
3347 Lượt Xem
6
2023-06-30
3029 Lượt Xem
7
2023-07-01
3078 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android