Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Khởi Đầu Năm Mới Bằng Suy Nghĩ Khẳng Định, Phần 10/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Cậu nghe thấy tiếng “Ðùng! Ðùng! Ầm!” trên lầu, rất là lớn. Cậu hỏi bạn mình: “Ê, John, có chuyện gì trên kia vậy?” John nói: “À, đâu có gì đâu. Chuyện thường mà!” Cậu bạn nói: “Cậu nói “thường” là sao? Sao tiếng lớn thế?” John nói: “Đó chỉ là mẹ tớ đang lôi quần áo của bố tớ trên sàn nhà”. Cậu hỏi: “Nhưng tại sao, nếu chỉ là bộ đồ thì sao ồn quá vậy?” John nói: “Vì bố tớ ở trong đó!”

Còn gì nữa không cưng? Còn truyện cười nào nữa không? Tôi có nhiều truyện cười, nhưng kể quý vị nghe hết rồi, không còn nữa. Cô có truyện cười hả? Tuyệt. Micrô đâu. Quý vị ai cũng trông như vua và nữ hoàng. (Thực ra không phải là truyện cười. Mà chỉ là, có ai đoán được loại dưa nào không mọc trên mặt đất không?) Loại dưa nào không mọc trên mặt đất à? Đó là dưa nước (watermelon)! Tôi đoán vậy. Phải không? Thông minh quá! A-lô-ha.

Truyện cười này quý vị biết rồi, nhưng tôi kể lại. Có một người Đức, đi tuốt sang Hawaii nghỉ mát. Từ trên phi cơ bước xuống, ông trông thấy một người bản xứ, trông như bản xứ, ông hỏi: “Thưa, ông sống ở đây phải không?” Ông kia nói: “Phải, phải. Tôi sinh ra ở đây”. “À, vậy ông là người bản xứ. Hân hạnh được biết ông”. Ông [người Đức] nói: “Xin lỗi, nhưng người ta cứ nói với tôi đây là “Ha-vai-i”. Vậy “Ha-quai-i” hay là “Ha-vai-i?” Quý vị biết rồi hả? Người bản xứ kia trả lời: “Dĩ nhiên là “Ha-vai-i” rồi”. Ông người Đức nói: “Ồ, cảm ơn nhiều lắm”. “Tôi đánh vần sai hoài. Dù gì cũng cảm ơn ông. Bây giờ tôi biết rồi. Đọc là Ha-vai-i, phải không?” Ông kia nói: “Ờ, Ha-vai-i”. “Cảm ơn ông”. Rồi người kia nói: “Không có vi”. Biết truyện cười đó rồi hả? Một số quý vị biết, phải không? Một số quý vị không biết? (Dạ không.) Vậy tôi có thể kể truyện cười hoài.

Có một cậu bé kia đi gặp bạn, bạn nam. Rồi cậu nghe thấy tiếng “Ðùng! Ðùng! Ầm!” trên lầu, rất là lớn. Cậu hỏi bạn mình: “Ê, John, có chuyện gì trên kia vậy?” John nói: “À, đâu có gì đâu. Chuyện thường mà!” Cậu bạn nói: “Cậu nói “thường” là sao? Sao tiếng lớn thế?” John nói: “Đó chỉ là mẹ tớ đang lôi quần áo của bố tớ trên sàn nhà”. Cậu hỏi: “Nhưng tại sao, nếu chỉ là bộ đồ thì sao ồn quá vậy?” John nói: “Vì bố tớ ở trong đó!”

Mấy người trong nhà xe có rồi hả? (Dạ.) Chia nhau! Ngọt lắm, ăn một mình không hết đâu, chia nhau đi. (Dạ.) [Ngọt quá], sẽ bệnh đó. (Xin cảm ơn Sư Phụ.)

Còn truyện cười nữa không? (Dạ có ở đây.) Ờ! truyện cười. (Có ba anh sinh viên khoa học và ba sinh viên nghệ thuật, muốn về nhà cuối tuần. Họ đang đứng ở cửa sổ của trạm xe lửa. Ba anh sinh viên nghệ thuật mua ba vé, mỗi người một vé. Nhưng mấy anh sinh viên khoa học chỉ mua một vé thôi.) Cho cả ba người. (Dạ. Nên ba người kia thắc mắc không biết mấy anh này tính gì đây. Khi lên xe lửa rồi, mấy anh sinh viên khoa học chạy vô nhà vệ sinh; cả ba trốn trong đó. Khoảng nửa tiếng sau, người soát vé đi xuống, gõ cửa nhà vệ sinh, nói: “Xin cho xem vé”. Họ luồn vé phía dưới cửa, một vé; ông ta đóng dấu, rồi trả lại. Thế là cả ba người được đi miễn phí. Cuối tuần sau, họ lại gặp nhau ở cửa sổ trạm xe nữa, ba sinh viên nghệ thuật và ba sinh viên khoa học. Ba sinh viên nghệ thuật chỉ mua một vé thôi. Ba sinh viên khoa học không mua vé nào cả.) Ồ! (Họ lên xe lửa nữa. Ba sinh viên nghệ thuật chạy vào nhà vệ sinh. Khoảng nửa tiếng sau có tiếng gõ cửa, một sinh viên khoa học nói: “Xin cho xem vé!”) Ôi Trời ơi! Họ lấy vé của ba anh kia. Trời ơi! Truyện hay, truyện hay. Rất hay. Người kế, có ai không? (Con biết nhiều lắm, nhưng để con nhớ từ từ.) Được. Tôi nghĩ tôi đã kể quý vị hết mấy truyện cười mà tôi biết rồi. Nhưng tôi có vài truyện nữa, chỉ là không mang theo đây.

Nhân tiện, nói về xe lửa. Có một ông lão đi xe lửa, ông ngồi trên xe. Sau đó, một thanh niên đi vô, hỏi ông lão, anh này trẻ lắm, khoảng 20 tuổi, hỏi: “Thưa ông, xin hỏi mấy giờ rồi?” Ông lão lờ đi, không nói gì cả. Anh thanh niên hỏi nữa, rất lịch sự: “Thưa cụ, xin lỗi cụ, xin cho cháu biết mấy giờ rồi?” Ông già giấu cái đồng hồ đi. Anh thanh niên tiếp tục hỏi: “Thưa cụ, con chỉ muốn hỏi mấy giờ thôi. Cụ có đồng hồ, xin cho con biết?” Ông già nói: “Không!” Thấy vậy, người đàn ông bên cạnh, người ngồi cạnh ông lão, cảm thấy hơi bực mình, nói: “Tiếc là tôi không có đồng hồ. Bằng không, tôi đã nói cho anh thanh niên đáng thương này biết giờ rồi! Ý tôi là, sao ông kỳ cục vậy? Anh ta chỉ hỏi giờ thôi mà. Ông không thể trả lời cho anh thanh niên đáng thương này được sao?” Ông già đáp: “Không, tôi sẽ không cho anh ta biết đâu”. Người kia hỏi: “Tại sao vậy? Anh ta đã làm gì ông?” “Chẳng làm gì cả! Chưa đâu!” Người kia hỏi: “Ông nói ‘chưa đâu’ nghĩa là sao?” “Thế này, bây giờ hắn hỏi giờ. Lát nữa hắn sẽ hỏi tôi làm nghề gì. Rồi sau đó hỏi nhà tôi ở đâu. Rồi sau đó nữa, sẽ hỏi tôi có bao nhiêu tiền. Rồi hắn sẽ hỏi tiếp tôi có mấy đứa con gái, rồi cuối cùng sẽ muốn cưới con gái tôi. Tôi sẽ không cho con gái tôi lấy thứ đàn ông đó đâu, người gì mà đến cái đồng hồ cũng không có!” Lo lắng quá. Lo xa quá. Không còn truyện cười nữa, thì tôi sẽ kể truyện cười của tôi. Được. Kể đi. (Xin Sư Phụ kể trước, con sẽ nhớ lại.) Không, kể đi. (Con nhớ rồi.) Anh nhớ rồi mà.

(Ồ, con vừa mới nhớ ra. Con không biết chức vụ trong quân đội. Có một ông đại úy và một anh lính trẻ. Ông đại úy thật sự mắng và đánh một anh lính. Xong rồi ông nói với anh lính: “Tôi chắc chắn là khi anh rời khỏi quân đội, anh sẽ muốn nhảy lên nhảy xuống trên nấm mồ của tôi”. Anh lính kia nói với ông: “Không đâu. Sau khi rời quân đội, tôi hứa với mình là sẽ không bao giờ sắp hàng nữa đâu”.) Nghĩa là rất nhiều người sẽ nhảy. À, truyện cười đó hay, hay.

Tôi có một truyện cười nữa. Quý vị nhắc tôi nhớ tới. Có một anh lính mới nhập ngũ, cho nên anh ta rất hãnh diện trong bộ quân phục, anh chụp hình đủ thứ, rồi gửi về cho bà nội của anh. Nói rằng: “Nội ơi, chúc mừng cháu đi. Bây giờ cháu là lính rồi. Chỉ 13 cấp nữa là cháu sẽ thành thiếu tá”. Đại úy, hoặc gì đó. Mười ba cấp nữa. Quý vị biết là bao lâu. Tôi thì không biết. Thôi được.

(Con mới nhớ ra hai truyện cười.) Ờ, hai truyện cười. Kể đi. (Một truyện cũng về say rượu.) Ờ. (Có một anh chàng hơi gầy, ngồi ở quầy rượu, đang khóc nước mắt đầm đìa, trông thật sự thiểu não. Và rồi… À không, anh ta không khóc. Chỉ ngồi đó, lặng lẽ nhìn vào nửa lít rượu này. Rồi có anh chàng to con chuyên bắt nạt đi vô. Anh to con đẩy anh gầy qua một bên, rồi chộp lấy nửa lít rượu của anh gầy và tu một hơi hết sạch, rồi đặt chai không xuống.) Anh ta uống rượu của anh chàng gầy? (Dạ, uống hết. Bắt nạt anh chàng gầy.) Anh ta uống của anh chàng ngồi lặng lẽ đó hả? (Dạ, uống rượu của anh chàng gầy.) À, rồi. (Anh chàng gầy trông cuống cuồng và bắt đầu khóc.) Thế hả? (Nên anh chàng to con nói: “Ôi, xin lỗi nhé. Tôi không có ý làm anh buồn đến thế.) Ờ, ờ. (Nói tôi nghe, có chuyện gì vậy”. Anh chàng gầy nói: “Ôi, sáng nay, vợ tôi bỏ tôi mà đi. Trên đường tới quán rượu này, tôi bị tai nạn. Rồi phát hiện ra tôi bị ung thư.) Ôi. (Giờ tôi đang cố tự tử, thì anh uống mất rượu của tôi rồi”.) “Rượu độc của tôi! Mà tôi cũng không thể…” Ồ, hiểu rồi. “Anh lấy mất rượu độc của tôi!” (Dạ, đúng vậy.) Hiểu rồi! Ôi chao! Truyện cười hay đó, nhưng buồn!

(Con còn một truyện nữa.) Tốt! (Truyện Ireland, nhưng cũng hay.) Kể đi. (Có một anh chàng Ireland nọ, có hai người em trai. Họ đi Hoa Kỳ. Mỗi lần uống rượu, anh ta mua ba ly. Anh ta uống hết, người hầu rượu hỏi: “Này, có chuyện gì vậy? Sao anh mua ba ly cùng lúc?” Anh chàng nói: “À, đây là để nhắc tôi về hai đứa em trai. Tôi uống giùm mỗi đứa một ly, chuyện là vậy”. Mỗi ngày anh ta đều uống như vậy, mấy tháng liền. Một hôm, anh đi vô, chỉ mua hai ly thôi. Nên người hầu rượu khoác vai anh ta, nói: “Này! Có sao không? Ở nhà mọi chuyện ổn chứ?” Anh chàng nói: “Ờ, ổn. Em tôi không sao hết. Chỉ là tôi bỏ uống rượu mà thôi”. Hai người em vẫn còn uống! Thật dễ thương!

Tôi cũng vừa nhớ ra một truyện. Ô, quên rồi. À! Tương tự vậy. Có một bà kia. Tôi nghĩ là từ một bộ phim. Không biết phim gì? Một phụ nữ, người to chắc nịch, đi vào quán ăn, thấy quán có món gì cũng ăn; ăn gà tây (thuần chay), bít-tết (thuần chay), sườn (thuần chay), bánh phô mai (thuần chay) có hai lớp kem (thuần chay), và rồi sau đó, gọi nước trà. Anh phục vụ hỏi: “Thưa bà, dùng mấy gói đường?” Bà ấy nói: “Không, không đường, tôi đang ăn kiêng”. Tương tự, tương tự! Kể truyện cười vui há? Còn nữa không? Anh có nhiều truyện cười. (Dạ con đang từ từ nhớ ra.) Từ từ nhớ ra. (Con cần vài người kể tiếp nữa, thì con sẽ nhớ.)

Quý vị có nghe truyện cười về khu rừng với voi và rùa chưa? Chưa hả? (Dạ chưa.) Có thể quý vị nghe rồi, nhưng không sao. Có người chưa nghe. Thì cười giùm cho mấy người kia. Những người khác chỉ há miệng ra, giả cười theo để lấp vào chỗ trống.

Trong khu rừng nọ, có lần trời hạn hán trầm trọng. Lâu, lâu lắm rồi mà không mưa. Nhiều người-thân-động vật bắt đầu chết. Không có thức ăn. Nên các sư tử, chúa sơn lâm, tập họp tất cả thần dân muông thú lại và nói: “Chúng ta phải làm gì đó, chứ không thì sẽ chết hết ở đây”. Thế là cú, chim, chim cú thông thái đề nghị rằng mọi người kể truyện cười, phải thật buồn cười, phải làm tất cả người-thân-động vật trong rừng cười. Nếu có một người-thân-động vật không cười, thì người kể phải bị ăn thịt. Khó, nhưng không còn cách nào khác. Cho nên: “Thôi, hãy làm vậy!” Họ nói: “Dù sao, không làm vậy, chúng ta cũng sẽ chết hết. Vậy thì thà chết mà hy sinh cho nhau”. Suy nghĩ hay. Thế là anh voi kể truyện cười trước, rất, rất là buồn cười! Ai cũng cười, cười lăn ra đất. Mấy chú khỉ trên cây rớt xuống, cá nhảy lên bờ, ai cũng cười quá chừng, ngoại trừ chú rùa! Không cười. Ai cũng cảm thấy tội cho voi vì câu chuyện vui quá chừng. Nhưng luật là luật, nên ai cũng phải ăn thịt voi. Rồi, ăn voi xong.

Kế tiếp, đến phiên hươu cao cổ kể truyện cười, và truyện buồn cười ơi là buồn cười! Mọi người cười bò lăn bò càng, mấy chú khỉ trên cây lại rơi xuống đất, và anh hổ lăn ra cười như chết, cười đứt hơi luôn. Ai cũng cười quá chừng, ngoại trừ chú rùa. Không cười. Ôi, tiếc, tiếc, tiếc quá! Ai cũng thấy thương xót, nhưng luật là luật, thế là họ ăn thịt hươu cao cổ. Rồi cứ thế tiếp tục, tiếp tục, tiếp tục, cho tới khi tất cả chết hết. Chỉ còn lại chú khỉ, quá sợ hãi, chú đi ra và cứ nhìn chú rùa. Chú không nói được một lời. Sợ quá. Rồi bỗng nhiên mọi người nghe tiếng chú rùa cười: “Ha ha ha ha! Câu chuyện anh voi kể buồn cười quá!” Quý vị hiểu chứ hả? Biết truyện cười đó ha. Nghe truyện đó rồi, phải không? Nên quý vị làm việc gì thì làm cho lẹ ha? Chao ơi. Có thể mất mạng người, biết không? Tôi nghĩ đã kể truyện đó rồi, ở Hungary? Kể rồi hả? (Dạ rồi. Vẫn buồn cười ạ.) Vẫn buồn cười. (Giờ còn buồn cười hơn.) (Con có nghe trong đĩa CD.) Ồ, đĩa CD! Ồ, vậy thì quên đi! (Dạ rất hay.)

Còn một truyện cười nữa về thỏ! Có một chú thỏ và một chú rùa sống chung với nhau. Quý vị nghe truyện đó chưa? Tôi cũng kể rồi? (Dạ chưa!) Chưa hả? Đĩa CD? Không nhớ à. Ờ, giả bộ không nhớ đi, tốt, tốt! Rùa và thỏ sống cạnh nhau. Một ngày nọ thỏ bị nhức đầu. Không biết? Biết? (Dạ con không biết.) Không biết. Chỉ có hai người biết thôi. Một người biết. Chú thỏ rên: “Ư… Ư…” Chú rùa đi tới hỏi: “Có truyện gì vậy, anh thỏ? Có vấn đề gì?” Thỏ nói: “Anh biết không, đêm qua tôi tiệc tùng nhiều quá, bị say rượu. Đầu căng lên, nhức quá. Ồ! Anh có thể đi đến tiệm thuốc mua cho tôi vài viên Aspirin được không?” Chú rùa nói: “Được chứ, tôi làm bất cứ gì để giúp anh. Dĩ nhiên là tôi đi, tôi sẽ đi”. Rồi chú rùa đi! Ba tiếng sau, chú thỏ càng nhức đầu hơn, càng lúc càng tệ hơn. “Ôi, cái con rùa kia đâu rồi? Nhờ mua có viên Aspirin thôi mà lâu lơ lâu lắc. Hắn làm gì vậy chứ? Lâu gì mà lâu dữ vậy! Đầu mình càng lúc càng nhức. Ôi Trời ơi! Cái con rùa đó đâu mất rồi? Ôi!” Nửa tiếng sau, chú thỏ nghe từ phòng bên cạnh, tiếng chú rùa từ phòng bên vọng qua, nói: “Anh nói xấu tôi nha, giờ tôi sẽ không đi mua nữa”.

Xem thêm
Tất cả các phần  (10/12)
1
2023-01-14
5949 Lượt Xem
2
2023-01-15
5023 Lượt Xem
3
2023-01-16
4315 Lượt Xem
4
2023-01-17
4256 Lượt Xem
5
2023-01-18
4599 Lượt Xem
6
2023-01-19
4066 Lượt Xem
7
2023-01-20
3659 Lượt Xem
8
2023-01-21
3289 Lượt Xem
9
2023-01-22
3441 Lượt Xem
10
2023-01-23
3264 Lượt Xem
11
2023-01-24
3133 Lượt Xem
12
2023-01-25
3059 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android