Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Cùng Nhau Làm Việc Trong Âm Thầm, Phần 6/9

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Có một ông Thiền sư Roshi ở Mỹ rất nổi tiếng. Tôi thật sự quên tên ông rồi. Ông nổi tiếng mà tôi quên mất tên. Lâu lắm rồi tôi không gặp ông. Tôi từng gặp ông khi tôi chưa là ai cả. Bây giờ tôi vẫn vô danh, nhưng cách đây lâu lắm rồi, và người vô danh đó quên rồi. Ông được huấn luyện trong một Thiền viện bên Nhật. Tôi kể quý vị chuyện này chưa? (Dạ chưa.) Chưa hả? Ông sang Đài Loan (Formosa) tổ chức buổi thuyết pháp nho nhỏ. Ông là người khá tốt. Ông được huấn luyện nhiều năm trong Thiền viện. Biết không, trong Thiền viện bên Nhật, họ tổ chức nhiều kỳ bế quan. Tôi không phải là người duy nhất “chỉ huy vô nhân đạo” trên Địa Cầu. Họ còn “vô nhân đạo” hơn nữa. Họ bắt mình ngồi thẳng lưng suốt hai tuần liền. (Ôi...) Ờ. Ui da! Ui da!

Cho nên, hôm qua tôi khen quý vị ngồi thẳng, đó chỉ là khuyến khích quý vị thôi. Đừng có nghĩ rằng mình vĩ đại hay gì cả. Cứ đến Thiền viện đó, rồi quý vị sẽ thấy mình cỡ nào. Nhưng ở đây quý vị đã được học nghề rồi, cho nên, thế nào quý vị cũng thắng tất cả mọi người, như là quý vị sẽ ngồi suốt ba tuần liền; hai tháng liền! Ui da! Không hả? Ờ. Ờ. Vậy thì đừng ngồi lâu quá. Có lẽ suốt hai tuần liền, thậm chí không ngừng, và phải ngồi thẳng hơn, ở đó không có “chuyện này” đâu. Bởi vì ở đó, họ có một cái... trông giống như cái mái chèo, giống như cây đánh gôn? (Gậy.) Gậy đánh gôn. Ờ, ờ, đúng rồi, dài hơn vậy nữa. Dài, gậy dài, để có thể với từ đây tuốt sang góc đằng kia. Bum! Nếu quý vị dám cúi đầu xuống một chút, chưa kịp cúi là đã bum! Bum, bum! Trên vai quý vị. Rồi quý vị sẽ tỉnh dậy liền lập tức. Phải tỉnh.

Cho dù ông chỉ đập một người thôi là những người kia sẽ tỉnh dậy. Bởi vì tiếng đập đó cũng đủ lớn rồi, làm mình sợ ông sẽ đến đập mình, cho nên tốt hơn là ngồi [thẳng] lên. Họ còn không cho mình nhắm mắt nữa. Không được ăn gian, chỉ mở bây nhiêu thôi. Quý vị có thấy mắt tôi mở hay không? (Dạ không.) Không hả? Không thấy hả? Rồi, thấy chưa? Bây giờ thấy chưa? (Dạ rồi.) Ở đó quý vị trông như vậy đó. Cho nên, không phải chỉ cái mông rụng rời, mà mắt cũng rất khô, nhất là trong thời tiết lạnh như vậy. Tôi nghĩ họ không có máy sưởi trong chùa để tiết kiệm tiền. Họ bắt mình ngồi như vậy cả ngày, cả đêm.

Rồi sau hai tuần bế quan, ông Roshi này nghĩ: “Ồ! Chà! Mình đã làm được. Khỏe rồi!” Nhưng vị Thầy bắt ông ngồi thêm, lâu hơn vậy. Nghe vậy, ông Roshi nói: “Không, không thể được! Con xong rồi”. Vị Thầy nói với ông: “Con mạnh hơn là con tưởng. Đừng lo”. Ông thầy bắt… ông ngồi nữa. Tôi nghĩ, một hay hai tuần nữa, chẳng hạn vậy. Tôi quên rồi. Nhưng lâu hơn là hai tuần. Ôi, trời ơi. Tôi không muốn làm Thiền sư đâu, cho dù được trả tiền. Thật là khủng khiếp! Và ngôi chùa này buồn cười lắm. Ông ấy kể chuyện này trong sách ông.

Tại sao tôi lại quên tên ông há? Dễ nhớ lắm mà. Có ai biết ông ấy không? (Một Thiền Sư?) Ờ! Người Mỹ. Zen Roshi? (Suzuki?) Không, không phải! Đó không phải tên Mỹ. Thôi không sao. Có lẽ ông ấy không còn đó nữa. Tôi không biết. Hồi tôi còn trẻ, ông ấy đã già rồi. Ông được huấn luyện 13 năm trong một Thiền viện. Ông cũng đã vượt qua. Tối thiểu ông đạt tới Đẳng cấp Thứ Ba; Thứ Ba thấp. Không đến nỗi nào, phải không? Với sự tu hành kinh khủng như vậy. Nhiều người còn không lên tới đó. Dù sao ông ăn chay. Chắc chắn vậy. Thảo nào, hả?

Trong chùa đó, buồn cười lắm. Ông viết trong sách là đôi khi họ ăn thịt (người-thân-động vật), mấy ông sư ở đó. Rồi một hôm, ông hỏi một vị sư nếu… Tại vì ở đó họ được ăn thịt (người-thân-động vật) nếu muốn, cho nên một hôm ông hỏi một vị sư, sư Thiền tông, sư Thiền tông thật sự trong tu viện đó, rằng: “Nếu chúng ta được phép ăn thịt (người-thân-động vật), thì tại sao chúng ta phải ăn chay?” Vị sư nói: “Vì chúng ta không có tiền”. Biết không, chùa thật. Ờ, chùa thật! Nghĩa là nếu là một nhà sư thật sự thì họ không kiếm tiền, cho nên họ không ăn thịt (người-thân-động vật). Nhưng nếu có tiền thì ăn được. Ôi trời ơi! Ôi! Ok, rồi.

Ở đó họ đưa ra rất nhiều Công Án, như “Tôi là ai?” “Tôi ở đâu?” Hoặc ban đêm họ lên núi ngồi một mình suốt đêm, và tụng như là “Môô...” Đó là một trong những Công Án, đừng cười. “Môô...” vậy đó, và giọng kéo dài ra. Chắc phải phát ra tiếng rất hay, ha? Một trong những Công Án. Mình phải lặp đi lặp lại như vậy. Nếu không biết về Thiền tông thì quý vị tưởng có lẽ mấy người-thân-bò không ngủ được vào ban đêm. Nhưng đó là mấy tu sĩ Thiền tông, tinh tấn tu thiền khổ hạnh vào ban đêm. Cho nên nếu quý vị cho rằng mình là vô địch [ngồi thiền] thì đừng hòng, quý vị ngồi đây chỉ có vài ngày.

Nhưng ở Thái Lan, quý vị ngồi một tuần? Mười ngày? (Dạ.) Ờ, một số quý vị. (Có lẽ hai tuần.) Hai tuần hả? (Dạ không. Không phải hai tuần ạ.) Nhưng ít hơn. (Không ngồi.) Không phải như thế! Không phải thế. (Không ngồi.) Không. Quý vị đi ra đi vô, chờ thang máy, rồi chờ phòng vệ sinh, rồi chờ dùng bữa, chờ đánh răng, và… Nhưng sau đó, chính phủ Thái đã rất tốt. Họ mang đến cho mình mấy phòng vệ sinh lưu động. (Ồ, dạ phải.) Rất tử tế. Ờ, từ chính phủ Thái, (Ồ.) từ Bộ Cảnh Sát Hoàng Gia. (Ồ.) Quý vị được sự đối đãi vương giả, cái “ngai” của quý vị. Quý vị được họ mang đến “ngai” vàng để ngồi.

Nhưng dĩ nhiên là chúng ta điều chỉnh việc đó. Không muốn lấy gì miễn phí hết. Đương nhiên là mình không làm vậy. Nhưng họ không mong điều đó từ chúng ta. Họ mang đến đó một cách vô điều kiện. Chắc là họ biết chúng ta tử tế với dân Thái trong quá khứ, và tiếp tục – những hoạt động thiện nguyện liên tục ở đó. Chắc là họ phải biết. Dù mình không tuyên bố gì cả. Lâu rồi, tôi không tới đó. Tôi chỉ tới đó vì người Trung Quốc, và người Âu Lạc (Việt Nam), thật đó. Và tôi nghĩ cũng rất tốt cho mấy người “mặt mũi trắng bệt” quý vị ra ngoài nắng, và ở cạnh biển. Nên bây giờ quý vị biết ngồi cạnh biển dưới nắng là như thế nào rồi. Khỏi cần tắm. Khỏi cần đi tắm nắng. Như vậy là tự nhiên tắm rồi. Tất cả quý vị đều bị rám nắng; thật vậy, trong hai tuần bế quan dưới mái che.

Nhưng hai tuần trong chùa Thiền tông không như vậy đâu. Không, không. Phải ngồi thật thẳng lưng, và ăn có lẽ ngày một lần, hoặc tối đa ngày hai lần, thức ăn đơn giản, và rau thật, có lẽ đậu hũ. Ờ. Nhưng không đi lòng vòng lâu như vậy. Không được nghỉ giải lao lâu như vậy giữa các cữ thiền. Phải thật sự ngồi và ngồi thẳng lưng, và thậm chí không được nhắm mắt. Nếu nhắm mắt ông Thầy sẽ tới bảo: “Mở mắt ra”, vì Ông sợ mình ăn gian. Có thể mình đang ngủ. Nhưng tập một thời gian, mình có thể ngủ mở mắt. Tôi từng làm vậy, Tôi từng làm vậy khi còn ở chùa Thiền tông lâu, lâu lắm rồi. Thật ra cũng khá dễ chịu. Mình cứ để mắt ngay chỗ đó, rồi linh hồn mình muốn làm gì thì làm. Cứ đi ra.

Thật ra, nếu quý vị không ngồi được lâu thì có thể yên lặng rời khỏi chỗ, ra ngoài, hít thở không khí trong lành bên ngoài, giãn người một chút, rồi đi bộ một vòng. Đừng đi vòng lớn quá, tại vì bây giờ mình không có đủ chỗ. Vòng đi bộ lớn bây nhiêu thôi. Đừng để chóng mặt. Đi từ từ và niệm Năm Hồng Danh. Như vậy cũng rất dễ chịu, và cũng tập trung ở đây. Sau đó có thể trở lại. Thật ra, nếu đủ chỗ thì tôi đã dạy quý vị tất cả những cái đó, như là Thiền kiểu đi bộ. Nhưng ngay cả ngồi sát nhau ở đây còn không đủ chỗ. Lúc nào quý vị cũng háo hức muốn gặp tôi rồi ngồi chen nhau trong một, hai phòng, dù có nhiều phòng trống cũng vậy. Đó mới là vấn đề.

Và chúng ta... tôi nghĩ chắc nhóm thiền mình là “nghèo nhất”; không bao giờ đủ chỗ cho mọi người. Chà! Thấy thương cho quý vị quá. (Dạ không.) Không à? (Thưa không.) Quý vị không bao giờ có chỗ ngồi đàng hoàng. (Tuyệt vời rồi ạ.) Vậy sao? Mà ngồi chật như vậy, vai kề vai, như vậy ngủ cũng khó. (Ấm hơn.) Cái gì? (Dạ ấm cúng.) Ấm cúng. Cũng tốt là mình tổ chức vào mùa đông. Mát, ha. Nếu quý vị không nề hà, thì không sao. Nhưng lúc bế quan, có những hình thức thể dục mà mình có thể tập, nhưng tôi không bao giờ có thời giờ để tập vì không bao giờ có đủ chỗ. Biết không, như là quý vị có thể đứng lên, đi bộ với nhau thành một vòng tròn. Nhưng ở đây tìm vòng tròn chỗ nào?

Đa số kỳ bế quan, theo tôi biết, hồi tôi còn ở trong một chùa Thiền tông, họ tụ họp có lẽ... bao nhiêu… 15 người trong chùa, 15 người hay tối đa 50 (người). Nhưng 50 người đó, họ làm chuyện khác; họ chỉ niệm Danh Hiệu Phật, và đi vòng vòng. 15 người đó họ cũng ngồi, nhưng họ có chỗ để đi vòng vòng. Dù trong nhà này, nếu chỉ 15 người thôi thì quý vị cũng đi vòng vòng được. Trong phòng thiền này, mình đi bộ vòng quanh được. Nếu muốn, ngày nào đó tôi sẽ chỉ cho vài hình thức thể dục nếu mình có ít người hơn.

Nhưng tôi cũng cần cây gậy lớn. Nếu quý vị muốn kiểu Thiền tông thì mình sẽ làm kiểu Thiền tông, Thiền tông chánh gốc đó. Và phải mắt mở bây nhiêu, tôi sẽ coi người nào không mở mắt, thì sẽ chống que tăm ở giữa. (Ôi, không.) Không, họ đánh thật đó. Không đau, nhưng đôi khi làm mình sợ. Khi vừa mới ngủ gật một chút, là có người đánh vào vai. Tưởng tượng được không? Chắc là hoảng hồn luôn. Dù chưa khai ngộ, có lẽ quý vị cũng thấy vài ngôi sao.

Thiền kiểu đi bộ này không khó. Chỉ cần đi thôi, với mắt mở ti hí. Xin đừng nhắm mắt trong lúc thiền đi bộ! Cứ cùng nhau đi bộ vòng vòng như vậy, và niệm Phật Hiệu. Họ làm vậy đó. Hoặc là không niệm hay gì cả. Tùy theo họ đang tán thán cái gì. Dễ thương hả? (Dạ đúng.) Đôi khi, nếu họ chỉ có niệm Phật Hiệu thôi thì họ đi vòng quanh và niệm Phật Hiệu. Nhưng nếu thiền theo kiểu Zen thì họ không niệm. Họ chỉ quán hơi thở. Thở vô, ra, như vậy. Vô, ra, vô, ra, và mắt phải mở. Đó là quy tắc.

Photo Caption: Nếu Phải Ra Đi, Hãy Ra Đi Duyên Dáng Và Với Lòng Từ Bi Của Thượng Đế

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (6/9)
1
2024-10-20
2962 Lượt Xem
2
2024-10-21
2419 Lượt Xem
3
2024-10-22
2156 Lượt Xem
4
2024-10-23
2268 Lượt Xem
5
2024-10-24
2024 Lượt Xem
6
2024-10-25
1757 Lượt Xem
7
2024-10-26
1823 Lượt Xem
8
2024-10-27
1708 Lượt Xem
9
2024-10-28
31817 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android